Nếu bạn bị chậm kinh 2 ngày, 5 ngày thì không đáng lo ngại nhưng nếu bị chậm kinh 1 tháng hoặc 2 tháng thì thực sự đây là một vấn đề cần phải lo lắng, đặc biệt là hiện tượng chậm kinh 2 tháng bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, nếu nguyệt san tới trước hoặc sau khi hành kinh dưới 7 ngày thì vẫn được coi là bình thường nhưng nếu sau 7 ngày mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì có nghĩa là chị em đã bị chậm kinh. Hầu hết chị em khi bị chậm kinh thường nghĩ ngay đến nguyên nhân mang thai. Tuy nhiên theo tình yêu giới tính, ngoài nguyên nhân mang thai thì hiện tượng chậm kinh còn do nhiều yếu tố tác động.
Chậm kinh là gì?
Khi đến tuổi dậy thì ở nữ giới bắt đầu xuất hiện king nguyệt đánh dấu sự phát triển về co quan sinh sản ở nữ giới để có thể phù hợp hơn với việc làm mẹ.
Kinh nguyệt xuất hiện do lớp thành niêm mạc tử cung bong ra chảy thành dòng ra ngoài theo đường âm đạo khi sự thụ thai sảy ra ở tử cung không xảy ra. Kinh nguyệt xuất hiện theo chu kì thông thường là từ 28-30 ngày những trường hợp kinh nguyệt xuất hiện muộn hơn so với chu kỳ bình thường này được gọi là hiện tượng chậm kinh.
Chậm kinh là một trong những vấn đề thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt, chúng báo hiệu trong cơ thể có những xáo trộn ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng thụ tinh và sinh sản ở phụ nữ.

Nguyên nhân dẫn đến chậm kinh 2 tháng
Mang thai
Đây là nguyên nhân đầu tiên mà nhiều chị em nghĩ đến khi bị chậm kinh. Nếu trước đó bạn đã từng quan hệ tì.nh d.ục mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào thì khả năng mang thai là rất cao. Bạn nên mua que thử thai về kiểm tra để chắc chắn hơn. Khi mang thai thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ tạm ngưng một thời gian.
Hoạt động của tuyến giáp kém
Tuyến giáp có liên quan mật thiết đến kinh nguyệt của nữ giới nên khi tuyến này bị suy giảm hoặc tăng cường hoạt động sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn, trong đó có hiện tượng chậm kinh.
Hội chứng đa nang buồng trứng
Bệnh lý này có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, lượng hormone estrogen và progesteron tiết ra sẽ có sự thay đổi khiến cho quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng hoặc không có sự rụng trứng dẫn đến hiện tượng chậm kinh 2 tháng hoặc cũng có thể là lâu hơn, thậm chí chị em có thể bị mất kinh.
Tâm trạng không ổn định
Những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống hàng ngày có thể gây ức chế quá trình tiết ra nội tiết tố, từ đó chị em có thể bị chậm kinh trong vài ngày hoặc kéo dài trong cả tháng.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc tránh thai khẩn cấp hay hàng ngày cũng có thể gây ra hiện tượng chậm kinh 2 tháng.
Do bệnh lý
Chị em bị chậm kinh 2 tháng cũng có thể là do mắc phải một số bệnh phụ khoa ở buồng trứng hoặc tử cung như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp tử cung, viêm buồng trứng, suy buồng trứng hoặc bệnh rối loạn đông máu…
Ngoài ra, hiện tượng chậm kinh 2 tháng còn do chế độ ăn uống, sinh hoạt của chị em không tốt, thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, ăn uống thừa chất hoặc không đủ chất gây tăng cân hoặc giảm cân đột ngột…
Thuốc Geftinat 250mg có hoạt chất Gefitinib thuộc về một nhóm thuốc chống ung thư phổi và Thuốc Osimert 80mg được sử dụng để điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ ở giai đoạn tiến triển hoặc di căn rất tốt
Phòng chống chậm kinh bằng cách nào?
Để phòng chống hiện tượng chậm kinh, blogtamsu đã đưa ra những vấn đề bạn cần chú ý sau:
– Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, ăn đầy đủ chất, không thức khuya.
– Chú ý luôn giữ tinh thần thoải mái tránh lo âu căng thẳng, thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí thể thao, hay đi chơi với người thân bạn bè.
– Không sử dụng thuốc tránh thai nếu bắt buộc phải dùng thì các bạn nên dùng theo lời khuyên của bác sĩ, khi uống thuốc điều trị các loại bệnh khác cần tìm hiểu rõ tác dụng phụ của chúng.
– Vệ sinh thân thể và vùng kín sạch sẽ hàng ngày tránh các vi khuẩn có hại sâm nhập.
– Quan hệ tì.nh d.ục lành mạnh không quan hệ tình dục với các bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh truyền nhiễm.